TƯƠNG LAI CÔNG NGHỆ SẼ LÀ BLOCKCHAIN VÀ D-Service
Blockchain vẫn là công nghệ lõi và phát triển.
d-Services, hay decentralized services sẽ phát triển mạnh mẽ vì những bất cập của dApps và SmartContract. Thuật ngữ này do mình nghĩ ra.
Khởi đầu của d-Services là DapCash và Pi Network, nhưng nó đã không được gọi chính xác như vậy. Và chưa được định nghĩa hay mô tả trọn vẹn. DapCash/CellFrame gọi nó là “blockchain as services”. Blockchain as services chỉ là một phần của d-Services mà thôi.
Trong d-Services, vẫn sẽ có người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ (d-Service Providers). Người dùng sẽ gửi các transaction chứa thông tin yêu cầu dịch vụ đến các địa chỉ neo (anchor address). Nó có thể là 1 địa chỉ Web3, hay Pi Address, hay một địa chỉ blockchain bất kỳ nào đó. Nhà cung cấp dịch vụ dựa vào thông tin nhận được, cung cấp sản phẩm theo yêu cầu.
Cùng một d-Services, có thể được trải ra trên nhiều máy chủ, nhiều d-Services Providers cùng cung cấp dịch vụ giống nhau. Ví dụ, nhiều d-Services Provider cùng cung cấp dịch vụ VPN. Người dùng chỉ việc lựa chọn ai là người cung cấp cho mình. Tất cả các giao dịch thanh toán, cung cấp dịch vụ sẽ diễn ra trên blockchain.
Người sử dụng dịch vụ có thể là anonymous hoặc có định danh rõ ràng, tuỳ theo yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ. Người sử dụng dịch vụ có quyền bỏ qua nhà cung cấp nếu cảm thấy mình bị xâm phạm về privacy, hoặc bị scam .v.v.
Thông tin yêu cầu dịch vụ được đóng gói theo format riêng của blockchain, hoặc được đóng gói theo json object và gửi kèm transaction. Ta có thể dễ dàng xem đây là một loại NoSQL, trong đó data được lưu thẳng vào blockchain. MATIC là một blockchain rất rẻ để làm việc này.
d-Services có thể hoạt động theo hai cách: build-in services hay external-services.
Về build-in services, điển hình nhất là DapCash. Các node của DapCash có sẵn một số dịch vụ như VPN, live stream. Người dùng chỉ việc gửi tx đến nodes và được phục vụ. Trong mô hình này, users và bên cung cấp dịch vụ không cần biết định danh của nhau, có thể hoàn toàn anonymous.
Về external d-Services: Các nhà cung cấp dich vụ chỉ sử dụng transaction của blockchain, rất ít hoặc hầu như không cần đến smartcontract. Trong một số trường hợp đặc biệt, d-Services Providers có thể yêu cầu giao dịch qua smartcontract. d-Services Providers có thể yêu cầu users xác minh danh tính hoặc không. Ví dụ, bạn mua 1 sàn phẩm quần áo, bạn phải cung cấp địa chỉ để bên bán gửi cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn mua một ấn phẩm điện tử, một NFT: Bên bán chỉ cần gửi trả người mua 1 mã truy cập là xong, không cần tên tuổi.
External d-Services hiện đang phát triển mạnh trên Pi Network, dù chỉ đang là Test-net. Qua cuộc thi Hackathon, ta có thể thấy hàng trăm d-Services đang được phát triển. Từ các sàn thương mại điện tử, đến các trò chơi, dịch thuật, mạng xã hội … Tất cả các d-Services này không cần SmartContract. Họ chỉ cần transaction và một địa chỉ neo (anchor address). Địa chỉ neo được dùng để phân biệt các nhà cung cấp khác nhau, hoặc các dịch vụ khác nhau của nhà cung cấp. Điều thú vị là họ không hề biết đến cái gọi là d-Services, họ cũng không biết rằng họ đang làm một cuộc cách mạng trong việc đưa blockchain trở nên một tầm cao mới.
External d-Services có thể được chia làm 2 nhánh nhỏ: 1 là tự do hoàn toàn, 2 là có sự liên kết với bên thứ 3 mà cả người dùng và d-Services Provider tin cậy.
Các d-Services Providers có thể là ẩn danh (node của DapCash) hoặc là một công ty / tổ chức có pháp nhân, danh tính rõ ràng. Việc này đảm bảo quyền lợi người sử dụng dịch vụ.
WePi có thể tự cho mình là d-Services Provider đầu tiên hỗ trợ cả 2 loại external d-Services kể trên:
Dạng tự do: Tại WePi, tất cả mọi người, dù là thành viên hay không, đều có thể tip cho thành viên hoặc lưu trữ nội dung lên blockchain (ETH/BSC/MATIC), miễn là họ có công cụ thích hợp (MetaMask).
Dạng liên kết với bên thứ 3: Người sử dụng và WePi cùng tin cậy vào PCT. Cả hai tiến hành các giao dịch với sự góp mặt của PCT (bằng cách sử dụng Pi Browser và Pi SDK).
Tại sao WePi là d-Service Provider?
Đơn giản vì WePI có mã nguồn mở. Các bạn có thể sao chép, cài đặt trên server của các bạn, cung cấp dịch vụ lưu trữ blockchain cho những nhóm người dùng khác nhau. Người dùng có thể chọn dịch vụ của WePi, hoặc chọn dịch vụ của các bạn. Họ không bó buộc phải dùng WePi.
Tương lai blockchain sẽ là d-Services, mà một trong những tiên phong là hệ sinh thái khổng lồ sinh ra từ Pi Network. Nên lời khuyên đối với những bạn đang khai thác Pi Network là:
** ĐỪNG BÁN PI, ĐỪNG MANG LÊN SÀN. HÃY GIỮ CHẶT PI, SỬ DỤNG TRONG HỆ SINH THÁI PI NETWORK**.
Hãy cười khẩy nếu leader của bạn hứa hẹn về sàn, hứa hẹn về giá của Pi khi lên sàn.
Đối với các developers, tập trung nghiên cứu, phát triển d-Services ngay từ bây giờ sẽ giúp Việt Nam trở thành cường quốc trong mảng này.
Trên thực tế, có một số d-Services đã được triển khai và sử dụng, nhưng không liên hệ với công nghệ blockchain, không có mô hình kinh tế để phát triển bền vững. Ta có thể lấy vài ví dụ như: Tor, hoặc SopCast …
Viết trong khi chờ kết quả Hackathon.
Mọi người tự do chia sẻ trong cộng đồng Pi và các diễn đàn công nghệ khác. Chỉ cần ghi rõ nguồn.
Nghiêm cấm người / nhóm / trang anti – WePi sử dụng nội dung này.
Nguồn: Admin – Lập trình viên chính của WePi