Hẳn các bạn đã nghe nói hoặc tìm kiếm những từ khóa như: BTC, ETH, Tether, blockchain,… Vậy, đã bao giờ các bạn tìm hiểu cụm từ stablecoin chưa? Stablecoin cũng là một thuật ngữ được tìm kiếm khá nhiều trong từ điển Tiền mã hóa.
Stablecoin (đồng tiền ổn định) là một đồng tiền kỹ thuật số phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định, giá của stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định như USD, EUR hay VND. Đồng tiền này phải có tính chất toàn cầu, ít biến động và phi tập trung.
Đặc tính cần thiết của một stablecoin:
– Giá ổn định
– Có khả năng mở rộng
– Tính bảo mật cao
– Phi tập trung
Tại sao lại cần stablecoin?
Stablecoin được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền điện tử hiện tại. Đó chính là sự biến động (volatility). Đối với trader hay investor họ có thể chuyển tài sản sang stablecoin để tránh khỏi sự biến động của tiền điện tử mà không nhất thiết phải đổi sang Fiat. Stablecoin được ví như một chiếc cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống.
Có bao nhiêu loại stablecoin
– Có 3 loại stablecoin trên thị trường
1. Stablecoin – Tài sản nợ
Đây là loại stablecoin phát hành tài sản nợ do một bên thứ ba uy tín đứng ra đảm bảo, và đơn vị trung gian này sẽ đứng ra đảm bảo quy đổi với tỷ lệ 1:1. Một số đồng phổ biến hiện nay như: Tether USD, Stably USD, VNDC,…
2. Stablecoin- tài sản thế chấp
Đây là một stablecoin thế chấp bằng một đồng tiền điện tử khác trên Blockchain.
Ví dụ: Maker, Bitshare,…
3.Stablecoin – không được thế chấp
Đây là đồng tiền có cơ chế điều tiết cung cầu. Cơ chế hoạt động của nó chính là khi giảm giá nó sẽ giảm lượng cung để tăng giá. Ngược lại, khi tăng giá thì nó lại giảm lượng cung để giá giảm xuống. Vd như: Basecoin, carbon,…
Giá của stablecoin :
Stablecoin là một tài sản tự định giá bởi chính nó hơn là một tài sản có giá được quyết định bởi cung cầu. Việc cố định giá stablecoin cũng gần tương tự như việc cố định giá một đồng tiền pháp định. Nó yêu cầu rất nhiều từ người phát hành, họ phải có một năng lực tài chính đủ mạnh để có thể chống lại các cuộc tấn công đầu cơ, hay phải có một đội ngũ chuyên gia tài chính dày dặn kinh nghiệm để đối phó với các sự cố sẽ diễn ra bất kì lúc nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *