Đầu tuần này, trong bối cảnh tâm lý thị trường đang cực kỳ bất an, Tesla đã làm trầm trọng thêm tình hình khi thông báo ngừng chấp nhận Bitcoin làm phương thức thanh toán cho các sản phẩm của mình.
Như thường lệ, thị trường tiền điện tử ngay lập tức bàn tán xôn xao về vấn đề này: Nếu Elon Musk nói rằng Bitcoin gây hại cho môi trường, phải chăng các nhà đầu tư lớn khác sẽ lo lắng bị công chúng giám sát và quyết định bán?
Mặc dù điều này có thể là ý kiến của Elon Musk hoặc có thể là của hội đồng quản trị và/hoặc các nhà điều hành công ty do áp lực bên ngoài, nhưng chúng ta cần bình tĩnh xem xét động lực và chiến lược của Tesla khi đưa ra quyết định trên, cũng như kết quả đầy hy vọng của nó.
Căng buồm ngược gió
Tesla đã thông báo chấp nhận Bitcoin là hình thức thanh toán vào tháng 2 năm nay, cùng lúc với việc công bố khoản đầu tư 1,5 tỷ đô la vào tiền điện tử hàng đầu thế giới. Thậm chí vào thời điểm đó, tùy chọn thanh toán này được đánh giá giống như một chiêu trò PR. Nếu Bitcoin là “tài sản dự trữ” và được xem như hàng rào bảo vệ trước bối cảnh tiền fiat mất giá, thì tại sao người dùng lại muốn sử dụng nó như một token thanh toán?
Nhiều người nhấn mạnh rằng BTC không có chức năng là token thanh toán, do phí cao và thời gian xác nhận chậm. Tuy nhiên, dù sao cũng phải nhìn nhận thực tế là ở nhiều khu vực trên thế giới, nó vẫn là một lựa chọn tốt hơn các hệ thống hiện có. Và đường ray thanh toán dựa trên Bitcoin đang được phổ biến rộng rãi.
Mặt khác, đối với phần lớn đối tượng khách hàng mục tiêu của Tesla, Bitcoin ít có khả năng là một lựa chọn thanh toán tốt hơn chuyển khoản ngân hàng đơn giản hoặc thẻ tín dụng hạng bạch kim. Như vậy, Tesla đang báo hiệu rằng Bitcoin là tài sản dự trữ tốt nhưng chưa hẳn là phương thức thanh toán hữu ích. Bởi lẽ, nếu Bitcoin đáng được nắm giữ như một hàng rào chống lại tình trạng tiền fiat mất giá, tại sao người dùng lại dùng nó để mua những vật dụng khác? Đặc biệt là khi, nếu họ cần huy động tiền để mua một chiếc Tesla và có nhiều Bitcoin nhàn rỗi, họ có thể sử dụng tiền điện tử này làm tài sản thế chấp để vay fiat, sau đó có thể mua một chiếc xe mới sáng bóng.
Nói cách khác, số lượng khách hàng của Tesla hào hứng thanh toán bằng Bitcoin sẽ luôn nhỏ đến mức gần như không có.
Thực chất, quyết định loại bỏ tùy chọn thanh toán bằng BTC của Tesla có cảm giác giống như một chiêu trò PR khác nhưng lại khá vụng về. Tác động kinh tế của việc loại bỏ thứ mà hầu như không ai muốn dù sao cũng là không đáng kể, đối với cả Tesla và nhu cầu Bitcoin.
Lý do được đưa ra cho quyết định này là “mức độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch để khai thác và giao dịch Bitcoin ngày càng tăng nhanh chóng”. Thực tế, đây chỉ là một cái cớ vô căn cứ. Và Tesla cũng đã xác nhận không bán số lượng BTC mà họ hiện đang nắm giữ.
Vì vậy, với động thái này, Tesla không chỉ bị coi là lười biếng và vô trách nhiệm về mặt nghiên cứu: Các cổ đông của Tesla có quyền tự hỏi tại sao công ty bây giờ mới tìm hiểu về mức tiêu thụ năng lượng – mà còn đạo đức giả: Tại sao BTC được cho là gây ô nhiễm lại có thể chấp nhận trên bảng cân đối kế toán, mà không thể vì sự thuận tiện tiềm năng cho người dùng?
Về độ tin cậy, khi đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey đã tweet vào tháng trước rằng “Bitcoin khuyến khích năng lượng xanh”, Elon Musk đã trả lời: “Đúng”.
Về khả năng vi phạm nghĩa vụ ủy thác, Elon Musk không phải là một cái tên xa lạ. Với dòng tweet này, giá BTC đã giảm gần 8% trong vòng 3 giờ, gây giảm đáng kể giá trị thị trường các khoản nắm giữ Bitcoin của công ty. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán vì nó định giá Bitcoin thấp hơn chi phí hoặc giá trị thị trường.
bitcoin
Giá BTC/USD 1 tháng | Nguồn: Tradingview
Có lẽ, vào một số thời điểm, Elon Musk đã có những hành động thiếu trách nhiệm và đó là rủi ro mà các cổ đông Tesla biết cũng như chấp nhận. Nhưng đừng nghĩ rằng anh ta làm vậy vì ngu ngốc. Nguyên nhân thực sự là gì?
Vị trí thuận lợi
Theo tiêu đề ở phần “Giới thiệu” trên trang web chính thức, sứ mệnh của Tesla là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững”. Tuần trước, Tesla đã tham gia Chỉ số ESG S&P 500 (tăng 9,8% tính đến thời điểm hiện tại, cao hơn một chút so với S&P 500). Chỉ số này lựa chọn cổ phiếu dựa trên điểm số về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp so với những công ty khác trong cùng nhóm ngành. Và vào đầu tuần này, Reuters đã báo cáo rằng Tesla đang tìm cách thâm nhập vào thị trường tín dụng nhiên liệu tái tạo trị giá hàng tỷ đô la của Hoa Kỳ.
Như vậy, Tesla đầu tư rất nhiều vào năng lượng bền vững và Bitcoin. Liệu chúng ta có thể sớm thấy hoạt động khai thác Bitcoin “xanh” mang thương hiệu Tesla không?
Với tuyên bố ngừng thanh toán bằng BTC, Musk đang đẩy câu chuyện “Bitcoin gây hại cho môi trường” lên một tầm cao mới. Những tranh luận phản đối dành cho dòng tweet của anh ấy chỉ mới bắt đầu. Nhưng với tweet của Musk và diễn biến giảm giá sau đó, không nghi ngờ gì nữa, cộng đồng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn rằng tweet là chưa đủ, mà còn cần phải xem xét chính sách.
Thủy triều lên
Chính sách được đề cập ở trên có thể bao gồm các khuyến khích tài chính để chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển năng lượng, cũng như các lệnh cấm toàn bộ hoạt động trừ khi chất thải từ việc sử dụng năng lượng đáp ứng những tiêu chí nhất định. Ngoài ra còn có chính sách điều chỉnh trợ cấp năng lượng.
Các khuyến khích nhìn chung là tốt (cấm nhưng vẫn tạo điều kiện) và sẽ thúc đẩy các công ty khai thác đi theo đường cong chuyển đổi năng lượng. Nhiều công ty hiện đang làm điều này.
Ngoài ra, các quan chức đang đánh thức tiềm năng thu hút doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử đầu tư vào khu vực của họ. Trong nhiều trường hợp, khai thác Bitcoin có thể thúc đẩy hoạt động ở các nền kinh tế đang gặp khó khăn có tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng thấp.
Tuy nhiên, giới quan chức và cơ quan quản lý sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước khi nói đến khả năng khai thác cơ hội trong lĩnh vực tiền điện tử mới nổi. Nhiều người trong số đó vẫn ở mức tương đối thấp trên đường cong học tập. Tất cả chúng ta đều biết rằng các câu hỏi về môi trường rất phức tạp, vấn đề thường bị hiểu nhầm và cách khắc phục “đơn giản” là cần thiết hơn hết. Thêm vào đó, khái niệm về các loại tiền tệ tự chủ phi tập trung vẫn còn gây tranh cãi và có nhiều khó khăn đáng kể trong việc xác định các ưu tiên xã hội, chứ chưa nói đến việc bảo vệ chúng.
Nhưng hoạt động khai thác Bitcoin càng được đề cập nhiều hơn ở cấp độ chính sách thì nó càng trở thành một hoạt động công nghiệp “có thể chấp nhận được”. Các chính trị gia sẽ nhận ra rằng lệnh cấm chỉ đơn thuần là đưa hoạt động khai thác đi nơi khác. Càng hiểu rõ về tiềm năng của nó, các chính trị gia càng có động lực lớn để đưa ra nhiều giải pháp giúp xóa bỏ sự kỳ thị về ô nhiễm môi trường. Và ngành khai thác tham gia càng nhiều vào các sáng kiến năng lượng tái tạo thì hình ảnh của nó sẽ càng trở nên “xanh” hơn, loại bỏ rào cản đáng kể đối với việc đầu tư rộng rãi hơn vào thị trường Bitcoin.
Xét cho cùng, quyết định của Tesla sẽ giúp giá Bitcoin tăng cao hơn nữa, bằng cách đẩy câu chuyện rất cần thiết về môi trường lên cao trào và từ đó loại bỏ các rào cản đầu tư cũng như khuyến khích phát triển, khám phá thêm về vai trò của Bitcoin trong nhiều lĩnh vực cơ bản của xã hội.
Chuyển đổi thị trường stablecoin
Tuần này, có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường stablecoin bắt đầu thay đổi có ý nghĩa.
Stablecoin lớn nhất cho đến nay là USDT. Trong nhiều năm qua, USDT đã phải vật lộn với những nghi ngờ không được dự trữ đô la Mỹ hỗ trợ đầy đủ. Tuần này, có nhiều phát hiện chỉ ra những nghi ngờ đó là có căn cứ.
Theo thỏa thuận gần đây với Văn phòng Tổng chưởng lý New York, Tether sẽ phải công bố bảng phân tích dự trữ hàng quý. Và họ đã làm như vậy trong tuần này, nhưng chỉ dưới dạng biểu đồ tròn mà không đề cập đến việc đánh giá độc lập của một công ty kế toán.
bitcoin
Phân tích dự trữ hàng quý | Nguồn: Tether
Biểu đồ cho thấy gần một nửa số tiền dự trữ (65% trong số 75% “tiền và các khoản tương đương tiền”) được nắm giữ dưới dạng thương phiếu, không phải lúc nào cũng có tính thanh khoản, cũng như không lưu giữ giá trị một cách đáng tin cậy. Có thể hiểu tại sao tỷ lệ này khiến nhiều người tham gia thị trường lo lắng, mặc dù USDT tăng trưởng liên tục ngay cả khi tình trạng bất ổn ngày càng tồi tệ. Như vậy, đối với hầu hết, tính thanh khoản và tính phổ biến của stablecoin này quan trọng hơn. Hay nói cách khác, USDT có vai trò quan trọng hơn nhiều ở vị trí cặp giao dịch và nguồn cung vượt trội hơn so với các loại tiền điện tử khác.
Tăng trưởng nguồn cung stablecoin | Nguồn: Coin Metrics
Điều đó có thể sắp thay đổi. Đầu tuần này, sàn giao dịch FTX (một trong năm sàn phái sinh tiền điện tử hàng đầu về khối lượng theo skew.com) và công ty con bán lẻ Blockfolio của nó đã bắt đầu cho phép người dùng nạp tiền vào tài khoản bằng stablecoin lớn thứ hai thế giới – USDC.
Bên cạnh đó, Diem (trước đây là Libra của Facebook) đang hợp tác với Ngân hàng Silvergate Bank để tung ra một stablecoin được chốt bằng đô la Mỹ. Kế hoạch này khác xa so với tham vọng toàn cầu ban đầu của dự án, nhằm mục đích đưa sự tiện lợi của tiền điện tử dựa trên blockchain vào ví của tất cả người dùng Facebook. Mạng sẽ yêu cầu được cấp phép, tức là chỉ những người tham gia được phê duyệt mới có thể truy cập được, vì vậy phạm vi tiếp cận của dự án vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, điểm quan trọng nằm ở chỗ đây là lần đầu tiên một ngân hàng Hoa Kỳ tung ra stablecoin.
USDT có thể sẽ tiếp tục thống trị thị trường stablecoin trong một thời gian nữa, mặc dù niềm tin vào khả năng được hỗ trợ bằng đô la Mỹ dần suy yếu (dù chưa bao giờ là rất mạnh). Nhưng các con số cũng đang chỉ ra sự thay đổi: Trong nửa cuối năm 2020 và cho đến nay vào năm 2021, tăng trưởng nguồn cung của bốn stablecoin hàng đầu khác về giá trị vốn hóa thị trường dễ dàng vượt qua tốc độ tăng trưởng của coin dẫn đầu thị trường – Bitcoin.
Tăng trưởng nguồn cung stablecoin trong nửa cuối năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay | Nguồn: Coin Metrics
Giá Bitcoin có thể giảm thêm trước khi tìm thấy đáy – Cơ hội mua dip tuyệt vời
Nguyên nhân thực sự khiến giá BTC lao đao là do Elon Musk dọa dump toàn bộ Bitcoin mà Tesla sở hữu?
3 lý do giúp Bitcoin miễn nhiễm với sự bỏ rơi của Elon Musk
Minh Anh
Theo Coindesk