Ra đời vào tháng 3/2019, Pi Network được giới thiệu trên trang chủ của mình như một loại tiền điện tử chuyên dụng dành cho các thiết bị di động. Pi có khả năng được khai thác ngoại tuyến mà không yêu cầu năng lượng thiết bị nhờ vào giao thức đồng thuận Stellar. Tuy nhiên điều này vẫn chưa được xác minh vì chủ dự án Pi Network không công khai mã nguồn của dự án, tạo ra nhiều nghi vấn về việc liệu họ đã áp dụng giao thức đồng thuận hay chưa. Việc công khai mã nguồn tuy không phải là điều bắt buộc với một dự án Blockchain nhưng có thể giúp chủ dự án chứng minh tính xác thực với người dùng.
*Giao thức đồng thuận Stellar: sự triển khai đầu tiên của Thỏa thuận Byzantine Liên bang và cung cấp một cách mới để các mạng phân tán đạt được sự đồng thuận. Mặc dù nó là giao thức được sử dụng bởi Mạng Stellar để đạt được sự đồng thuận, nhưng các ứng dụng của nó vượt ra ngoài các Blockchains.
*Stellar: Stellar là một dự án mạng mã nguồn mở, hướng tới việc giải quyết các vấn đề về tiền tệ và thanh toán. Stellar cung cấp khả năng tạo, gửi và trao đổi các token biểu diễn các loại tiền như dollars, pesos, bitcoin,… dưới dạng kỹ thuật số. Nó được thiết kế với mục tiêu đưa toàn bộ hệ thống tài chính thế giới vào trong một mạng lưới duy nhất. Tương tự Bitcoin, Stellar không được sở hữu bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, mà thuộc về toàn bộ cộng đồng. Hệ thống được chạy trên một mạng lưới mở, phi tập trung và xử lý hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Giống như Bitcoin và Ethereum, Stellar dựa vào blockchain để giữ cho mạng được đồng bộ hóa, nhưng lại mang lại trải nghiệm giống với sử dụng tiền mặt cho người dùng. Stellar nhanh hơn, rẻ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn các hệ thống dựa trên blockchain thông thường. (mọi người vui lòng tìm hiểu thêm sau nhé).
Với hiểu biết ít ỏi của cá nhân mình, Ứng dụng Pi Network thời điểm hiện tại không phải là một iFrame thông thường. Có thể nhà phát hành Pi sẽ khai thác Ứng dụng bằng quảng cáo & re-captcha. Người dùng thực hiện một số hoạt động, nhiệm vụ trong Ứng dụng & sẽ được phân phát Pi theo tiến độ cụ thể, riêng biệt.
*iFrame: viết tắt của Inline Frame – khung nội tuyến, là một frame bên trong frame. Nó là thành phần của một HTML element (tag HTML) giúp bạn đính kèm/nhúng tài liệu HTML, videos, và các video vào trong một trang web / ứng dụng Mobile. Bằng cách sử dụng iFrame, nội dung từ một web bên ngoài có thể nhúng vào app (Ứng dụng) cụ thể.
(Trích nguồn: www.linkedin.com)