Chương 1: Các thuật ngữ cho người mới bắt đầu.
Dù bạn là người mới làm quen hay đã có nhiều kinh nghiệm trong thị trường Crypto, bạn vẫn có thể dễ dàng gặp sự lúng túng khi đối mặt với các thuật ngữ dùng trong ngành này. Thị trường Crypto có một khối thuật ngữ rất rộng lớn mà bạn có thể sẽ không bao giờ sử dụng đến, tuy nhiên hiểu biết về sự khác nhau giữa các định nghĩa giữa các cặp từ tương tự như “inflation” và “deflation” sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược đầu tư.
Một khi hiểu rõ sự khác biệt của từng thuật ngữ, bạn có thể tự tin khám phá và chinh phục thị trường màu mỡ này.
1. Cryptocurrency: tên gọi chung cho tất cả các loại tiền mã hóa (hay tiền ảo, tiền điện tử) – một dạng tài sản kỹ thuật số được thiết kế như một phương tiện trao đổi có tính bảo mật cao, hoạt động độc lập không dựa trên bất kỳ sự quản lý của bên thứ ba nào.
2. Fiat: tiền pháp định, là loại tài sản không có giá trị nội tại (giá trị thực), được ban hành theo quy định của chính phủ, thường lưu hành rộng rãi và sử dụng làm vật ngang giá để trao đổi hàng hóa trong phạm vi quốc gia và quốc tế (ví dụ: USD, EUR, VND,…)
3. Bitcoin (BTC): là đồng tiền điện tử đầu tiên được phát minh ra từ năm 2007 và là đồng coin phổ biến nhất trong thị trường Crypto hiện nay, có giá trị khoảng 30.000 – 50.000 USD ở thời điểm hiện tại.
4. Altcoin: viết tắt của “Alternative coin”, là tên gọi chung của tất cả các loại tiền mã hóa khác với Bitcoin. Tính tới thời điểm hiện tại đã có khoảng 5400 altcoin được phát minh ra và vận hành trên toàn cầu.
5. Stablecoin: là đồng coin được gắn vào một tài sản cố định nào đó nhằm ổn định thị trường tiền mã hoá, được hỗ trợ bởi các tài sản mà nó “neo” vào như vàng, tiền pháp định hoặc các loại tiền mã hoá khác. Một số Stablecoin phổ biến hiện nay như Tether (USDT), USD Coin (USDC), Dai (DAI), VND Coin (VNDC).
6. Token: Là mã tiền điện tử được phát hành dựa trên một nền tảng đã có từ trước đó, sử dụng như một loại tiền tệ. Khác với khái niệm “coin” chỉ loại tài sản hoạt động riêng lẻ và có ví lưu trữ riêng, token có thể được coi là nhiên liệu hoạt động cho một mạng lưới (gas) hay là đơn vị trao đổi trong các ứng dụng (CMT), lưu trữ trên ví của coin và được quy định về phí giao dịch dựa trên nền tảng gốc.
7. Transaction: giao dịch, chỉ hoạt động mua và bán giữa các bên tham gia trong thị trường tiền mã hóa nói riêng, trong lĩnh vực tài chính nói chung.
8. Transaction fee: phí giao dịch, được áp dụng tại một số sàn giao dịch nhất định. Phí này do mỗi sàn giao dịch tự quyết định.
9. Exchange: sàn giao dịch, nơi tập trung các nhân tố tham gia vào thị trường Crypto như bên mua, bên bán, sản phẩm được giao dịch (các đồng tiền điện tử) hay các bên trung gian khác để diễn ra hoạt động trao đổi. Hiện có hơn 400 sàn giao dịch, tại Việt Nam, nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch tiền mã hóa qua ứng dụng VNDC Wallet Pro.
10. Mining: đào, là quá trình các miner (thợ đào) sử dụng các siêu máy tính (máy đào) để khai thác tiền điện tử.
11. KYC: là việc xác minh danh tính được yêu cầu từ phía sàn giao dịch đối với người tham gia, nhằm đảm bảo tính công bằng và sự an toàn cho các tài khoản, thường được thực hiện bằng cách gửi ảnh giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, Hộ chiếu) và chụp ảnh chân dung.Đây là thuật ngữ phổ biến, viết tắt của từ Know Your Customer. KYC là một quy định buộc các tổ chức tài chính phải biết thông tin cá nhân về khách hàng của họ. Quy định này là cách để các chính phủ chống việc rửa tiền hoặc các loại tội phạm trong các giao dịch chuyển tiền.
12. Volume: tổng khối lượng giao dịch của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định (giờ, ngày, tháng,…), bao gồm cả khối lượng bán ra và mua vào, có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh sức mạnh của loại tài sản đó.
13. All-time High (ATH): thời điểm tài sản nào đó đạt giá cao nhất từ trước tới giờ.
14. Bull/bullish & Bear/bearish: xu hướng lên và xuống của thị trường. Đây là cách đặt tên xu hướng thị trường theo cách tấn công của các con vật. Bull (con bò) thường tấn công (húc) lên phía trên và Bear (con gấu) thường tấn công (cào) xuống phía dưới. Như vậy, khi thị trường có chiều hướng đi lên, chúng ta gọi đó là thị trường bull/bullish và gọi là thị trường bear/bearish trong trường hợp ngược lại.
15. Pump & Dump: chỉ những tác động của thị trường lên giá. Pump là đẩy giá lên, hay còn gọi là “bơm giá”. Dump có là đẩy giá xuống, thường là bán tháo tài để rút tiền về.
16. Github: Công cụ quản lý mã nguồn mở, giúp đảm bảo tính minh bạch và mã nguồn mở nên các phần mềm của lĩnh vực blockchain. Đây là một công cụ quản lý và chia sẻ mã nguồn phần mềm có thể được sử dụng miễn phí nên được rất nhiều những người lập trình ứng dụng blockchain sử dụng vì tính minh bạch, công khai và khả năng hợp tác giữa các lập trình viên rất cao của nó.
17. Governance: Đây cũng là một thuật ngữ mới được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Do mỗi hệ sinh thái tiền mã hóa có rất nhiều người tham gia, rất khó khăn cho các “cổ đông” đồng thuận để chọn lựa những hướng đi nhất định cho cộng đồng. Governance là cách thức cho phép cộng đồng có thể đưa ra quyết định chung mà không tạo ra mâu thuẫn. Đây cũng có nghĩa là quản trị, hay cai trị. Trong hệ sinh thái, các đồng tiền điện tử đc lập trình thêm tính năng Governance giúp người nắm giữ dựa vào đó thực hiện quyền bầu chọn của mình.
Một hệ thống tiền tệ mã hóa thì không chỉ cần có một hệ thống quản trị mà còn cần hệ thống quản trị phi tập trung (Decentralized Governance), tức là không cần thiết phải tin tưởng vào một người hay một tổ chức nào mà cộng đồng có thể đưa ra quyết định bằng cách bỏ phiếu. Công nghệ mã hoá cho phép cộng đồng có thể bỏ phiếu và kiểm soát được việc bỏ phiếu đó sao cho công bằng và minh bạch.
18. FUD: Thuật ngữ viết tắt của Fear – Uncertainty – Doubt có nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ. Đây là các dạng tâm lý thiếu chắc chắn khi người dùng đưa ra quyết định đầu tư, mua bán, hoặc giao dịch trên các sàn giao dịch tiền tệ mã hóa. FUDer có nghĩa là người có những đặc điểm đó. Để không bị coi là FUDer, nhà đầu tư nên dành thời gian tìm hiểu thật kỹ lưỡng và ra quyết định đầu tư một cách vững chắc, lý trí.
19. Gas: là tên của một đơn vị đo lường năng lượng được sử dụng trong Ethereum. Gas đo lường “hành động” của một hành động hoặc tập hợp các hành động cần thực hiện bao nhiêu: ví dụ, để làm một hành động A, nó sẽ lấy 30 gas, hay để làm hành động B đơn giản hơn thì chỉ cần 15 gas. Khi thực hiện các giao định nhất định, nhà đầu tư cũng chịu ảnh hưởng bởi phí Gas.
20. ICO: Là từ viết tắt của Initial Coin Offering, đây là dạng huy động vốn ban đầu, tức là nhóm phát triển có thể bán ra một lượng coin ban đầu cho công chúng giống như việc phát hành cổ phiếu lần đầu của các công ty ra thị trường đại chúng (IPO – Initial Public Offering).
21. Inflation: Là sự lạm phát. Sự lạm phát tăng khi lượng tiền cung lớn hơn lượng hàng hoá trên thị trường khiến cho giá của hàng hoá trở nên đắt đỏ hơn. Inflation ngược nghĩa với Deflation.
22. Deflation: Là sự giảm phát – ngược lại với ý nghĩa của lạm phát. Giảm phát có nghĩa là khi lượng cung tiền ít hơn nhu cầu lưu thông của loại tiền đó khiến giá của nó tăng lên.
23. Investor: Nhà đầu tư
24. Dyor: là viết tắt của (do your own research) tự mình nghiên cứu.
25. Fomo – fear of missing out: cảm giác đáng tiếc khi một điều gì đó tăng vọt mà không có sự có mặt của bạn.
26. Jomo – joy of missing out: ngược lại với cảm giác Fomo phổ biến, Jomo chính là cảm giác vui sướng vì bị bỏ rơi: cảm giác vui sướng khi bạn không tham gia đợt bơm khi giá giảm đột ngột.
27. Ledger: Sổ cái trong kế toán. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì mọi giao dịch của tiền mã hóa được lưu vào trong một cơ sở dữ liệu giống như một sổ cái của các kế toán.
28. Hodl: giữ vị trí, từ lóng crypto, mang ý nghĩa là sự cầm giữ ko buông tay. có thể là lời khuyên trong thị trường biến động.
29. Hype: Có nghĩa là sự thổi phồng hoặc cường điệu. Trong lĩnh vực giao dịch mua bán tiền kỹ thuật số thì một loại tiền bị thổi giá lên cao khác thường được gọi là bị Hype.
30. Liquidity: khả năng mua hoặc bán tài sản của thị trường kết hợp với mức độ giá cả tương đối ổn định và nhất quán giữa các giao dịch gọi là thanh khoản
31. Market maker: (hầu hết) thể chế thương nhân tài lực mạnh (xem: whale) và hiểu biết tốt về động lực thị trường. Những gã đặt tường mua bán quan trọng nhất để giữ thị trường trong “phạm vi”.
32. Marketcap: Tổng giá trị thị trường của một loại coin. Giá trị này được tính bằng giá khớp lệnh gần nhất nhân với tổng số coin lưu hành trên thị trường của một loại coin nào đó. Giá trị này có thể biến động tuỳ theo nhu cầu của thị trường giữa người mua và người bán ở từng thời điểm.
33. Open source: Mã nguồn mở. Mã nguồn mở thường được nói nhiều trong lĩnh vực phần mềm nơi mà những lập trình viên cung cấp mã nguồn phần mềm của họ viết công khai lên mạng để mọi người đều có thể xem và sử dụng.
Hy vọng khi hiểu thêm những thuật ngữ này, bạn sẽ thấu hiểu sâu sắc hơn về cách vận hành của thị trường tiền điện tử, cũng như các dạng tâm lý nhà đầu tư thường trải nghiệm trong quá trình tham gia đầu tư. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời cùng thị trường tiền mã hóa đầy tiềm năng này!